Tin Tổng Hợp

Tai vách mạch rừng là gì

Nghĩa là kín như rừng cũng có những lối đi nhỏ (mạch) người ta có thể biết được, kín như vách, người ta cũng có thể nghe được”.

Bạn đang xem: Tai vách mạch rừng là gì

Nếu lời giảng trên đây mà đúng thì có lẽ ta phải hiểu rằng mỗi lần cần trao đổi những điều bí mật cho nhau thì người ta sẽ kéo nhau vào rừng mà nói. Thực ra, trang “tionary” này đã bé cái nhầm khi cưỡng ép hai từ rừng và vách đối với nhau một cách… không đối xứng. Vách và rừng là những từ thuộc hai trường nghĩa cách xa nhau đến mức “bắn cà nông cũng không tới” thì đối với nhau là đối như thế nào? Vách là một bộ phận của nhà còn rừng thì lại liên quan đến địa hình, địa vật. Chỉ có dừng mới liên quan đến vách mà thôi.
Vậy dừng là gì? Việt Nam tự điển của Khai trí Tiến đức giảng dừng là “nan để làm cốt vách”. Từ điển tiếng Việt 2020 của Trung tâm Từ điển học do Hoàng Phê chủ biên cũng giảng dừng là “thanh bằng tre nứa cài ngang, dọc để trát vách” với thí dụ: tai vách mạch dừng. Tai vách mạch dừng mới đúng là câu thành ngữ gốc, chuẩn, đã bị Wiktionary làm cho méo mó, trẹo trọ thành “Tai vách mạch rừng”.
Trung Quốc cũng có một câu thành ngữ tương tự là: Tường hữu phùng bích hữu nhĩ , nghĩa là “tường có kẽ, vách có tai”. Phùng là “khe hở, kẽ hở”. Câu này có xuất xứ rất xa xưa từ trong Kinh Thi, Tiểu Nhã, bài “Tiểu biện” : “Quân tử vô dị do ngôn, nhĩ thuộc vu viên” , có ý khuyên người quân tử không nên khinh suất lúc nói năng vì có tai ngay bên tường. Cùng cái ý đó, sách Quản Tử, chương “Quân thần, hạ” có câu: “Cổ giả hữu nhị ngôn: Tường hữu nhĩ, phục khấu tại trắc. Tường hữu nhĩ giả, vi mưu ngoại tiết chi vị dã” , nghĩa là “Người xưa có hai câu: Tường có tai, kẻ thù giấu mặt ở ngay bên cạnh. Câu “Tường có tai”, ý nói mưu kế bí mật bị tiết lộ”. Ngũ đăng hội nguyên ,
q.16 có hai câu: “Viết: “Thậm ma nhân đắc văn?” Sư viết: “Tường bích hữu nhĩ” , nghĩa là “Hỏi: “Sao người ta nghe thấy?” Sư đáp: “Tường, vách có tai”.

Xem thêm: Thuốc Panamax 500Mg Là Thuốc Gì ? Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ

Sở dĩ phải dẫn dài dòng như trên là để nhắc rằng thành ngữ là một bộ phận văn học truyền miệng rất chú trọng đến tính hoàn chỉnh của hình thức tiểu đối, trong đó có đối xứng về trường nghĩa.
Vách với rừng thuộc hai trường nghĩa cách nhau quá xa nhưng sở dĩ câu Tai vách mạch dừng bị từ nguyên dân gian làm cho trẹo trọ, méo mó thành “Tai vách mạch rừng” một phần là do sự trùng vận của hai từ dừng và rừng (cả hai đều cùng vần ƯNG), cộng thêm sự đồng hóa ngữ âm ở cả Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong đối với hai phụ âm đầu D và R: Đàng Ngoài đều phát âm dừng và rừng thành zừng còn Đàng Trong thì thành yừng (ít ra cũng đối với người bình dân). Nhưng bất kể nguyên nhân xuất phát từ đâu thì người làm “tionary” cũng phải tìm được hình thức chuẩn để đưa vào cái corpus của mình chứ không thể đưa vào đó cái hình thức đã bị làm cho trẹo trọ, méo mó.

vách có tai : ý nói có chuyện gì nói nhỏ thui .ko thui hàng xóm nghe ..rừng là chỗ chỉ có cây,nhưng đâu đó vẫn có những mạch nước nhỏ..ý nghĩa nó vậy ko vần đối vì đây ko phải câu liễn mà cần phải đối ..câu nây nghiêng về dạy ta cách sống..những cái ko thể cũng sẽ có thể ..

Xem thêm: Tổng Hợp 10 Hướng Dẫn Làm Thiệp Nổi 3D Đẹp, Pin On Thiệp Hoa

Giải thích khiên cưỡng, không có tính thuyết phục.Người bình dân (đa số) thường thấy phát âm sai do “rừng” thành “dừng” rất nhiều.Chứ không thể có chuyện gốc là “dừng” mà phát âm sai thành “rừng” được hết.Đây chỉ là suy đoán của cá nhân tác giả bài viết, rồi đi kiếm những điển cố hoặc sách vở có nội dung liên quan, và dùng để bảo vệ quan điểm của mình mà thôi.Nếu không có ai phản biện, thì mặc nhiên được xem là tác giả nói hữu lý, nói đúng.Tuy nhiên, có thể tác giả rảnh, có thể tác giả có điều kiện tiếp xúc với một số tài liệu xưa, rồi muốn nói gì thì nói.Nhưng những người khác muốn phải biện thì lại không đó tập hợp đủ điều kiện như tác giả, nên không lên tiếng, chứ chưa hẳn là tác giả nói hay, nói trúng.

*

Nếu “tai vách mạch dừng” thì thì đối trọng chỉ là một (vách+dừng chỉ là một) phải là vách có tai và rừng dày đặc nhưng vẫn có mạch thì mới đối. Ngoài ra câu “rút dây động rừng tôi còn nghe “bứt (rút)mây động rừng”. Mây rừng đan xen nhau cản lối muốn thông thì phải dẹp. Chỉ cần chặt 1 cây là đánh động cả rừng (chim chóc muông thú). Xin có chút ý.

Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà như thế nào ?

Hội nghị VUS TESOL WEBINARS 2021 thu hút 4.294 lượt đăng ký sau 5 phiên hội thảo

Van Phuc City nhận giải thưởng Dự án đáng sống năm 2021

VIB tiếp tục giảm lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

VLTK Mobile thay đổi bộ nhận diện nhân dịp ra mắt PBM Bách Chiến Xung Thiên

Cuộc sống thảnh thơi hơn khi chọn đúng máy giặt thông minh

3 năm sứ dưỡng sinh đồng hành cùng căn bếp Việt

Chuyên mục: Kiến thức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *